Giỏ hàng

CHUYÊN ĐỀ BU LÔNG ỐC VÍT: Bu lông thường được làm bằng chất liệu gì? Các chất liệu thường thấy ở bu lông

Bạn có bao giờ tự hỏi chất liệu của bu lông là gì? Chất liệu sẽ ảnh hưởng thế nào đến độ bền của bu lông, ốc, vít và an toàn của một công trình không? Việc chọn lựa chất liệu phù hợp cho bu lông là vô cùng quan trọng, bởi mỗi loại vật liệu đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, từ khả năng chống ăn mòn đến độ cứng. Trong bài viết này, TDC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các chất liệu bu lông thông dụng trên thị trường, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết để bạn có thể chọn lựa đúng loại bu lông cho nhu cầu của mình.

 
 

1. Bu Lông Là Gì?

Bu lông (trong tiếng Anh là Bolt, còn được gọi là bu-loong, bù-loong, bù lon) là một loại vật liệu kết nối cơ khí có ren ngoài (hay còn gọi là ren đực), lỗ hình trụ, được thiết kế để chèn qua các lỗ trong các bộ phận lắp ráp, thường được siết chặt hoặc tháo lỏng bằng cách quay phần đai ốc. Đa số các bù long có đầu lớn hơn trục. Các trục của bù long không có côn, trong khi nhiều ốc vít được làm côn.

Hình ảnh bù long. Nguồn: IQSdirectory

 

XEM THÊM: Sự Khác Nhau Giữa Bù long - Ốc - Vít. Làm Thế Nào Để Phân Biệt Bù long - Ốc - Vít?

 

2. Chất Liệu Sản Xuất Bu Lông

2.1. Thép Carbon

Bu lông được chế tạo từ thép carbon là loại phổ biến nhất trên thị trường, chiếm đến hơn 90% bu lông và ốc vít được sản xuất hiện nay. Thép carbon có hai thành phần chính là thép và carbon, ngoài ra còn có các thành phần phụ khác không đáng kể. Lượng carbon càng cao thì độ cứng và khả năng chịu nhiệt càng cao, nhưng ngược lại độ dẻo của thép càng giảm. Nhưng nếu khi chế tạo chúng ta thêm quá ít carbon, thép sẽ yếu hơn và đôi lúc sẽ xảy ra trường hợp nóng chảy và tăng tính hàn.

Bu lông được chế tạo từ thép carbon là loại phổ biến nhất trên thị trường

Các chất liệu bu lông bạn thường nghe thấy như “Mạ kẽm (xi 7 màu)” hoặc “Mạ kẽm (trắng)”, cốt lõi cũng từ thép carbon.

Một số loại ống thủy lực có thể được “Xi mạ”, thường được gọi là Coatings. Các lớp coatings này bao gồm Zinc Plating/Galvanized (mạ kẽm), có thể là xi 7 màu, xi vàng, hoặc xi trắng. Cốt lõi của các sản phẩm này thường làm từ thép carbon (Carbon Steel). Nếu không được mạ, chúng sẽ được gọi là Plain Carbon Steel (thép thường/thép thô/thép plain).

Quá trình mạ kẽm là việc sử dụng các kỹ thuật công nghệ cao để phủ lên bề mặt kim loại một lớp kẽm. Mục đích của lớp coating này là để bảo vệ sản phẩm khỏi bị gỉ sét và tránh những hư hỏng do tác động của môi trường trong quá trình sử dụng lâu dài. Trong đó, xi 7 màu có ưu điểm là lớp phủ dày, giúp bảo vệ kim loại rất hiệu quả. Thêm vào đó, lớp màng thụ động gắn chắc với bề mặt mạ kẽm có độ xốp cao, làm cho bề mặt dễ nhuộm màu hoặc bám sơn tốt hơn.

Mã kẽm (xi 7 màu). Nguồn: Chung Tín

Trong xi mạ kẽm mỗi chất có một màu riêng, chẳng hạn: ZnSO4 màu trắng, Cr(OH)3 màu lục nhạt, Cr2(SO4) 3 màu lục, Cr(OH)CrO4 màu vàng chanh… Màu sắc chung của màng này phụ thuộc vào chiều dày màng cũng như vào thành phần và chế độ xử lý của dung dịch…

Tăng chiều dày màng sẽ lần lượt biến đổi màu từ trắng - trắng xanh - lục – vàng - ngũ sắc (kẽm 7 màu).

Phân loại và đặc điểm:

  • Thép carbon thấp: Loại thép này có độ kéo vừa phải và giá thành khá rẻ. Để tăng độ cứng, thép carbon thấp thường được nung nóng và đưa vào nước lạnh đột ngột. Nhiệt độ nóng chảy của thép carbon thấp được giới hạn ở 40.000 psi, độ kéo từ 60.000 – 80.000 psi và độ dẻo đạt 25% EL. Loại thép này thường được dùng trong xây dựng, rèn, cán tấm.

  • Thép carbon trung bình: Lượng carbon trong thép dao động từ 0,3 – 0,59 %. Loại thép này có khả năng chống ăn mòn tốt hơn và được sử dụng rộng rãi trong cơ khí và chi tiết máy.

  • Thép carbon cao: Hàm lượng carbon dao động từ 0,6 – 0,99 %. Thép này thường được dùng để chế tạo dây cáp, lò xo, lưỡi câu, kềm,…

  • Thép carbon đặc biệt: Hàm lượng carbon trong thép từ 1,0 – 2,0 %, có sức chịu đựng cao nhất. Để tăng độ cứng tối đa, thép này thường được xử lý qua quá trình tôi luyện và thường được ứng dụng để làm búa, trục xe và dao.

Ưu điểm:

  • Chi phí thấp: Thép carbon có giá thành phải chăng, phù hợp cho các dự án có ngân sách hạn chế.

  • Dễ gia công: Loại thép này dễ dàng được chế tạo và gia công thành các loại bu lông khác nhau.

Nhược điểm:

  • Độ bền thấp hơn thép hợp kim: Thép carbon không qua xử lý nhiệt thường có độ bền kéo và độ cứng thấp hơn.

  • Chống ăn mòn kém: Không có khả năng chống ăn mòn tốt như các loại bu lông làm từ inox hoặc kim loại màu.

Loại Thép Carbon

Hàm Lượng Carbon

Ứng Dụng Chính

Thép Carbon Thấp

0,05 - 0,29%

Xây dựng, rèn, cán

Thép Carbon Trung Bình

0,3 - 0,59%

Cơ khí, chi tiết máy

Thép Carbon Cao

0,6 - 0,99%

Dây cáp, lò xo

Thép Carbon Đặc Biệt

1,0 - 2,0%

Búa, trục xe, dao

2.2. Thép Hợp Kim

Bu lông thép hợp kim thường được sử dụng cho các công trình yêu cầu độ bền cao. Loại bu lông này được sản xuất từ vật liệu thép hợp kim, sau đó được xử lý nhiệt để tăng cường độ bền. 

Hoặc bạn có thể thường nghe thấy “thép đen". Thép đen là một dạng thép hợp kim có chứa hàm lượng carbon cao, thường được xử lý nhiệt để đạt được độ cứng và độ bền cao hơn so với thép carbon thường. Các loại bu lông thép đen này thường có cấp bền từ 8.8 đến 12.9. Có thể gọi là “Thép đen 8.8”, “Thép đen 10.9”, “Thép đen 12.9”. Chỉ số cấp bền càng cao thì bu lông càng có khả năng chịu lực tốt, độ cứng cao hơn, và thường được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng và an toàn.

Ưu điểm:

  • Độ bền cao: Bu lông thép hợp kim có cấp bền từ 8.8 đến 12.9, phù hợp cho các công trình đòi hỏi khả năng chịu lực lớn.

  • Khả năng chống mài mòn tốt: Sau khi xử lý nhiệt, bu lông này có khả năng chống mài mòn cao hơn so với thép carbon thường.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao: Do yêu cầu xử lý nhiệt và vật liệu chất lượng cao, giá thành của bu lông thép hợp kim cao hơn so với thép carbon thường.

2.3. Thép Không Gỉ (Inox)

Thép không gỉ (inox) là dạng vật liệu hợp kim giữa sắt và crôm, có khả năng chống ăn mòn, rỉ sét tốt hơn so với các loại thép thông thường. Điều này giúp inox trở thành lựa chọn ưu việt trong các ứng dụng đòi hỏi độ bền cao và khả năng chống ăn mòn lâu dài, như trong các công trình ngoài trời, ngành hóa chất, hay môi trường biển.

Bu lông thép không gỉ, hay còn gọi là bu lông inox, là lựa chọn hoàn hảo cho các công trình yêu cầu khả năng chống ăn mòn vượt trội. Các loại thông dụng như SS201, SS304, SS316, và SS316L đều được sử dụng để sản xuất bu lông.


 

*SS = STAINLESS STEEL = THÉP KHÔNG GỈ*

 

Ưu điểm:

  • Khả năng chống ăn mòn cao: Inox đặc biệt thích hợp cho các công trình ngoài trời hoặc trong môi trường ẩm ướt.

  • Độ bền cơ học tốt: Inox có độ cứng và bền cơ học tốt, đảm bảo độ an toàn cao cho công trình.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao: Do đặc tính chống ăn mòn ưu việt, bu lông inox có giá cao hơn các loại thép khác.

Loại Inox

Thành Phần Chính

Ứng Dụng Chính

SS201

Sắt, Crôm

Dao lam, dây đeo đồng hồ

SS304

Sắt, Crôm

Công trình ngoài trời, hóa chất

SS316

Sắt, Crôm, Molypden

Môi trường biển, công nghiệp hóa chất

SS316L

Sắt, Crôm, Molypden

Ứng dụng yêu cầu độ bền cao, chống ăn mòn

SS410

Sắt, Crôm, Carbon

Dao kéo, dụng cụ, bộ phận máy móc

2.4. Kim Loại Màu và Hợp Kim Màu

Một số kim loại màu phổ biến dùng để chế tạo bu lông bao gồm đồng, nhôm, và hợp kim Nickel-Copper (NiCu). Bu lông làm từ kim loại màu như đồng, nhôm, kẽm, và hợp kim của chúng thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp đặc thù, ví dụ như ngành điện hay chế tạo máy bay.

Bu lông đồng

Ưu điểm:

  • Khả năng chống ăn mòn cao: Bu lông làm từ kim loại màu như đồng, nhôm, và hợp kim Nickel-Copper (NiCu) có khả năng chống ăn mòn vượt trội, đặc biệt trong môi trường có độ ẩm cao, môi trường biển, hoặc các môi trường hoá chất khắc nghiệt. Điều này giúp bu lông duy trì độ bền và tuổi thọ dài hơn so với bu lông thép thông thường.

  • Trọng lượng nhẹ: Nhôm là kim loại nhẹ nhưng có độ bền cao, giúp giảm trọng lượng tổng thể của các công trình hoặc thiết bị mà vẫn đảm bảo tính an toàn và hiệu suất. Điều này đặc biệt quan trọng trong ngành hàng không và các ứng dụng đòi hỏi giảm tải trọng.

  • Khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt: Kim loại màu như đồng có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt rất tốt, làm cho bu lông bằng đồng trở thành lựa chọn lý tưởng trong ngành điện và điện tử, nơi yêu cầu sự ổn định và hiệu quả truyền dẫn cao.

  • Tính thẩm mỹ cao: Kim loại màu thường có màu sắc đẹp và sáng, thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu yếu tố thẩm mỹ, chẳng hạn như các chi tiết trang trí trong kiến trúc hay thiết kế công nghiệp.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao: Kim loại màu thường có giá cao hơn so với thép, do quá trình khai thác và sản xuất phức tạp hơn. Điều này có thể làm tăng chi phí tổng thể cho các dự án sử dụng bu lông kim loại màu.

  • Khả năng chịu lực thấp hơn: So với các bu lông thép hợp kim có cấp bền cao (như 8.8, 10.9, 12.9), bu lông kim loại màu thường có khả năng chịu lực thấp hơn. Do đó, chúng không phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu độ bền cơ học rất cao.

  • Dễ bị biến dạng: Một số kim loại màu như nhôm có độ cứng thấp hơn, dễ bị biến dạng hoặc móp méo khi gặp lực tác động mạnh. Điều này hạn chế khả năng sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu độ cứng và độ ổn định cao.

  • Ứng dụng hạn chế: Do các đặc tính vật lý đặc biệt và chi phí cao, bu lông kim loại màu thường được sử dụng trong các ứng dụng đặc thù và không phổ biến như bu lông thép carbon hoặc thép hợp kim.

3. Giá thành của bu lông theo chất liệu

Giá thành của các loại bu lông, ốc, vít thường không được niêm yết cụ thể vì phụ thuộc vào giá của vật liệu sản xuất. Tuy nhiên, dựa trên ưu nhược điểm của từng loại vật liệu và mặt bằng giá cả chung, ta có thể xác định giá trị của các loại bu lông theo thứ tự sau:

 

MẠ KẼM (XI 7 MÀU) < MẠ KẼM (TRẮNG) < SS201 < SS401 < MẠ CROM < THÉP ĐEN 8.8 < SS304 < THÉP ĐEN 10.9 < THÉP ĐEN 12.9 < SS316 < SS316L < COPPER /NiCu (Nickel-Copper)

 

4. Lựa chọn mua bu lông và ốc vít phù hợp

Việc chọn đúng loại bu lông và con vít cho ứng dụng cụ thể là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Khi chọn bu long, cần xem xét độ dày của vật liệu, tải trọng và môi trường sử dụng. Đối với con vít, cần xem xét loại vật liệu, độ bền và khả năng chịu lực. Hiểu rõ yêu cầu kỹ thuật và tính năng của từng loại bu lông và con vít sẽ giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho công việc của mình.

Từ những thông tin và chia sẻ trên, bạn đã có thể tự tin để chọn loại bù long hoặc con vít phù hợp. Bạn có thể tìm mua bu lông ốc vít chất lượng tại Tân Địa Cầu - địa chỉ phân phối toàn diện các sản phẩm công nghiệp đa ngành với mức giá cạnh tranh. Liên hệ TDC để mua ngay và trải nghiệm sự chuyên nghiệp từ chất lượng sản phẩm đến dịch vụ hậu mãi!

 

TẠI SAO NÊN CHỌN 𝐓𝐚̂𝐧 Đ𝐢̣𝐚 𝐂𝐚̂̀𝐮? 

🔹 Sản phẩm 100% chính hãng, chất lượng cao

🔹 Giá cả cạnh tranh

🔹 Xuất được hóa đơn cho đơn hàng đạt giá trị tối thiểu

🔹 Khả năng cung ứng lớn, đa dạng sản phẩm, đáp ứng mọi yêu cầu

🔹 Dịch vụ chu đáo, tận tình, tư vấn sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng, giao hàng tận nơi.

----

👷𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐓𝐲 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐓𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐌𝐚̣𝐢 & 𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐕𝐮̣ 𝐓𝐚̂𝐧 Đ𝐢̣𝐚 𝐂𝐚̂̀𝐮 phân phối toàn diện các sản phẩm công nghiệp đa ngành với mức giá cạnh tranh, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí tối đa.

🏢 146 Huyền Trân Công Chúa, P.8, TP. Vũng Tàu

☎️ (0254) 3 582 167 - 0931 299 618

📥: sales.tdc@tandiacau.com.vn

🌐 www.tandiacau.com.vn